Sunday, December 30, 2012

Tìm bạn người Việt Nam

Trung Úy Ngoi
Trung Úy Ngoi
Xin vui lòng giúp một Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Tìm Hai Chiến Hữu Quân Lực VNCH…
Ông Bill Laurie, một cựu Sĩ Quan Quân Lực Hoa Kỳ, đã phục vụ ba lần tại Viêt Nam, cho đến cuối tháng 4/1975. Hiện nay Ông là một Sử gia, viết sách về chiến tranh Việt Nam. Ðặc biệt Ông rất quý mến và có cảm tình với QLVNCH. Ông nhờ chuyển tin đến Quý Vị ..và hy vọng Quý vị sẽ giúp Ông ta một việc…
Ông Bill Laurie có một người bạn là Ông Henry Darrell Goss đã phục vụ tại quận Cần Ðước, tỉnh Long An từ tháng 4 /1970 cho đến 4/1971. Ông Henry Darrell Goss lúc bấy giờ là Trung Úy thuộc Mobile Advisory Team, MAT III # 26. Trong thời gian này Ông có hai người bạn Việt Nam  là:
Trung sĩ Nguyễn Ngọc Thạch
Trung sĩ Nguyễn Ngọc Thạch
Trung Úy NGOI (?) và Trung Sĩ NGUYỄN NGỌC THẠCH.
Vào tháng 12/1970 ông có dự đám cưới của Trung Sĩ Nguyễn Ngọc Thạch ở Mỹ Tho.
Ông hy vọng hai người bạn Việt Nam của ông nay vẫn còn sống, ông  đã cố gắng tìm kiếm hai người Bạn này trong hơn 40 năm qua, ông mong Quý Vị nào đã từng cư ngụ hay phục vụ tại quận Cần Ðước, tỉnh Long An, nếu biết tin tức gì về hai người Bạn này của Ông, xin vui lòng cho ông biết . Một người Bạn của Ông Goss là Sỹ Quan Trung Ðội Trưởng của PF # 132 cũng muốn biết tin tức của hai người Bạn Việt Nam này.
Nếu có tin  xin Quý Vị vui lòng liên lạc cho Ông Henry Darrell Goss: dg1333@yahoo.com
Xin vui lòng giúp đỡ và tiếp tay phổ biến rộng rãi bản tin Tìm Bạn  này . Chân thành cám ơn .

Copy từ HoàngHảiThủy Blog.

Saturday, December 29, 2012

Yêu lần nào cũng đau, hí hí

Không phải là mình muốn giật tít cho kêu, nhưng cái câu này rất đúng với những đớn đau trong tình yêu cuả mình, thật đúng là mỗi lần yêu là một lần đau, hí hí

Mình không nhiều may mắn trên tình trường, những cuộc tình nếu không chia lià, các VS nếu không đòi chết thì cũng hẹn kiếp sau, mình rốt cuộc vẫn cô đơn, có những cuộc tình mà cả chục năm sau mỗi khi gặp lại vẫn làm tim mình thổn thức...


Nàng tên Thúy, hơn mình cỡ vài tuổi, xinh nhất chợ. Chả là nhiều người gọi nàng là đại bàng khu chợ nhỏ này, em làm nghề cho vay nóng ở chợ mà! chả đại bàng thì nhẽ chim Oanh? Dáng người xinh xắn nhỏ con, nhưng gịong nói cuả nàng nghe qua một lần là nhớ hoài, nàng, trong những lúc thân mật lại hay xưng "bà" với mình nữa chứ, nghe cứ yêu yêu thế nào ý! Nhẽ tính khí đại bàng nên trong tình yêu cũng mạnh mẽ bão táp!

Tính mình thích tình yêu nhẹ nhàng, êm dịu. Đối diện với những cơn cuồng nộ, những lần hẹn hò chớp nhoáng trốn bạn bè tìm nàng làm mình cũng hơi ớn! Thế đấy, những khờ dại tuổi mới lớn.  

Chả thế mà cho đến giờ, sau bao nhiêu ngày tháng, đôi lứa chia lìa đã lâu chỉ còn là kỷ niệm, mình vẫn nhớ mãi những lần săn đuổi nhau, (luôn luôn là nàng săn mình, chứ hồi ý mới lớn đã biết gì, hí hí) như trong văn chương vẫn nói "Tình yêu là sự đuổi bắt cuả hai tâm hồn" mà!

Lần cuối, khi mình cố tránh mặt nàng (mình thật cũng mỏi mệt trong chuyện cứ bị săn đuổi), khi tóm được mình trong nhà trọ, lời cuối cùng nàng nói với mình trước khi chia tay, giọng đúng kiểu đại bàng, nàng thét vào mặt mình: "Địt mẹ mày mà không trả tiền, thì bà sống chết với mày". Hí hí, thế là cuộc tình tan, một lần đau.
                                                             
                                                                           ***
Tình yêu thứ nhì này, Hoa, thì vẫn hơn mình những 2 tuổi (chắc số mình yêu người lớn tuổi hơn mình) đẹp nhất khu mình ở, đã đẹp lại còn giỏi âm nhạc nữa chứ, nghe nàng vừa búng đàn gita vừa hát mình thật quên luôn tên tuổi mình ý! Gia thế cao sang, nàng là lá ngọc cành vàng, đang theo học nghành y, là sinh viên giỏi! nhưng khi yêu mình chả có mặc cảm giữa mình và em ý!

Những đêm trăng mơ, ngắm nàng ngồi trên ban công nhà, bóng nàng mờ nhạt liêu trai, giọng hát vẳng như từ trời cao (thật, vì nàng ngồi trên sân thượng mà) nghe mà tâm hồn bay bổng mộng mơ mơ mộng! Thời gian đó, mình đã gởi không biết cơ man nào là thơ tình đến nàng, (là mình chép thơ chứ không phải sáng tác nhé, kẻo lại bảo mình nổ! Chỉ có điều hơi đắt, mỗi lần nhờ cô sen cầm thơ đưa nàng, mình phải dúi tiền cho cái con sen) mấy ai lại tính toán khi yêu?

Cuộc tình rồi cũng cách chia, những ràng buộc gia đình, xã hội chằng chịt đã không cho đôi lứa có cơ hội vun đắp, tình yêu chết yểu trong nuối tiếc, chỉ còn đây lời nhắn cuả nàng viết gọn trong tờ giấy nhỏ mà mình nhận được từ cô sen giúp việc trao cho, mình vẫn ấp ủ trong ngực áo mỗi khi nhớ về nàng. Mảnh giấy nhỏ xinh xinh với lời nhắn cuối cùng mình vẫn còn giữ đây, ôi! nét bút tròn trĩnh yêu quá một thời:
"Muốn yêu chị hả? Đợi kiếp sau đi, đồ khùng"
Hơ! kiếp này không xong, còn hẹn mình kiếp sau! Thế là thêm lần đau, hí hí

                                                                           ***
Cuộc tình thứ ba này còn mang lại cho mình nhiều cảm xúc hơn nữa, VS này thì ơn trời, nhỏ hơn mình những 5 tuổi, Miên người nhỏ nhỏ xinh xinh, thân hình cân đối, đại khái thì cái gì cần to thì to, chỗ nào cần nhỏ thì nhỏ tý, hí hí. Khi gặp nàng mình cũng tạ ơn trời may ra mình tránh được cái huông yêu người lớn hơn mà lại cứ tình yêu tan vỡ, tim mình đã bao lần rỉ máu, thật là đau đớn cho phận mình! Nước da bánh mật làm mình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên, miệng cười má lúm đồng tiên sao mà yêu thế không biết, tả Miên có mà cả ngày không hết ý! Nàng là giáo viên nhà trẻ, nhiều người nói giáo viên nhà trẻ thì không có nhiều tiền, nhưng mình có cần tiền đâu, mình chỉ thiếu tình yêu thôi!

Mình vẫn nhớ mãi những cánh thư gởi đi, chờ đợi trong hy vọng, rồi những thất vọng cứ chồng chất từng ngày, mình nghĩ nàng là gái kiêu sa, mà chắc vì bận bịu với các bé cuả nàng (là học sinh ý, chứ không phải con nhé, em còn độc thân mà) nên chắc không có thời gian dành cho mình!

Cho đến một ngày, mình làm bạo chặn nàng trước cổng trường nàng dạy học, dứt khoát hỏi nàng về những lá thư tình, những áng thơ mà mình đã tốn bao công phu nặn ra gởi cho nàng, để cho mình có thể có cơ hội tiến xa hơn với nàng, cho con tim mình bớt đớn đau với những câu hỏi không lời đáp, cuối cùng nàng cũng trả lời mình giọng rõ là kiêu sa:
"Muốn tôi yêu anh hả? Chết sướng hơn, đồ điên".
Đấy, lời thề bồi chết sống như cứa vào tim mình, đau!

                                                                         ***
Thi, (đến đây mình không đếm những cuộc tình nữa, nhiều quá không nhớ...) người nhỏ nhắn dong dỏng cao, da trắng như bông bưởi, mắt đen lúng liếng. Tiếng cười trong veo như tiếng khánh!

Thi có một ưu điểm mà mình yêu rất, em rất chi li trong từng cử chỉ, hành động. Những điều nhỏ nhặt xảy ra từ khi nảo khi nào, em ngồi kể lại vanh vách không xót một chi tiết. Càng yêu hơn vì những gìn giữ cẩn thận trong từng kỷ niệm, mình tính đàn ông xuề xoà, em cẩn thận từng chi tiết nhỏ, một người lý tưởng để xây dựng tình yêu lâu dài!

Nhưng cũng như bao cuộc tình tan vỡ, những kỷ niệm mãi không xóa nhoà (là về phần Thi ý, chứ mình lại đuổi theo bóng hình khác, nên quên tiệt cô ý rồi) Hôm rồi, nhân đám họp bạn, gặp lại em sau gần mười năm cách trở, nàng vẫn xinh như ngày nào, mình cố tránh mặt để khỏi làm ngỡ ngàng nhau, là mình lo thế nhưng phần em lại chủ động tìm mình.

Gặp nhau, bao nhiêu hồi ức cứ thế dồn đập tràn về, em nhìn mình hỏi nhẹ: "Anh sao thế, mặt cứ trắng bệt ra vậy?" ôi! giọng nói yêu yêu thế. Mình thật là xúc động, em kéo mình ra góc, móc từ trong giỏ xách ra cuốn sổ đã sờn bià hỏi mình, anh còn nhớ không ...? Ơ! sao mà quên được nhỉ, những kỷ niệm xưa cuả chúng mình....(thật là mình chả nhớ gì như đã nói ở trên) mình thật là sượng sùng đứng chết trân không phản ứng!

Em ý nhanh tay mở cuốn sổ, đọc rõ ràng cho mình nghe từng chữ:
"Số tiền anh mượn, cộng với tiền lời từ đó đến nay tổng cộng là 2.458 đôla, nhé! trả ngay, u ét đê nhé, không trốn được nữa đâu"
Em vẫn như ngày nào, vẫn nhớ đến từng chi tiết nhỏ, sao chẳng một lời đến tình chúng mình? Đau!

 Truyện lấy ý trên mạng.

Monday, November 26, 2012

Chuyện sang tên xe ở Virginia.

Hehe, cậu có đọc ở blog Hiệu Minh và có đường dẫn qua blog Beo, đại khái là ông Beo mắng cô Hiệu Minh về chuyện sang tên xe ở Mẽo. Hiệu Minh ở cùng chỗ với cậu, gần nhà bênh nhau, nên có đôi lời cho rõ.

Chuyện cậu viết ra đây ở Virginia, nhưng không nhất thiết khác những nơi khác, Hiệp chủng quốc hoa kỳ mà lỵ !Và cũng giúp các cô thêm chút kiến thức về thủ tục giấy tờ về xe cộ ở chỗ cậu!

Ở Mẽo, trên toàn nước Mẽo thì những thủ tục sang tên xe cho dù là ở tiểu bang nào thì cũng tương tự như nhau, chứ không như ông Beo bẩu là cô Hiệu Minh ở Washington DC thì thủ tục khác với ông ổng ở Thủ đô bọn Phản động hehe, Cali. Tiêu chuẩn về thủ tục giấy tờ bọn giãy chết Mẽo này đã được máy tính hoá nên không có chuyện tiểu bang này nhiều giấy tờ hơn tiểu bang khác, hehe ông Beo chỉ bịp bọn lừa trong nước suốt ngày nhìn....đít trâu thì được !

Cậu đây ơn bác và đảng, đã ở Mẽo cho bọn giãy chết bóc lột được một số năm cũng khá dài, số lần tai nạn xe hơi xảy ra trong gia đình 8 lần, số xe hơi bị 'totalloss' là 4 chiếc, đã từng mua bán không dưới 10 lần cả xe cũ lẫn mới. Ngoài những kinh nghiệm trên, cậu còn là một thợ máy sửa xe, hiện là Safety & Emission Inspector là một trong những người làm về việc Smogcheck mà ông Beo đề cập đến, ngoài ra cậu còn xét xe về an toàn cho lưu hành trên đường.

Hehe, ông Beo nhập nhằng giữa giấy tờ cuả Lừa và Mẽo, bọn giãy chết nó đã computer hoá rất cao, nên chuyện ông Beo bẩu một đống giấy tờ là xạo sự, bọn Mẽo đéo cần nhiều giấy tờ, khẳng định là vậy !

Trong chuyện sang tên xe, cậu khẳng định là chỉ có một tờ giấy, bên này gọi là Title, những việc còn lại như phải smog check, hoặc safety inspection nếu có làm thì cũng không cần giấy tờ gì sất ( hoặc là bỏn dán sticker vào kiếng xe, hoặc bỏn bỏ số liệu vào computer, chứ không cần phải hehe vác một đống giấy tờ đi làm thủ tục, hehe thế mới là Mẽo chứ nhẩy! ). Tờ giấy này gồm tất cả những thông tin về chiếc xe, về chủ chiếc xe hiện thời và có hai mục để người chủ có thể điền vào:

- Ngưòi mua bình thường, sẽ điền tên phiá trước side by side với người chủ xe với những thông tin số miles mà xe đã có, giá tiền và ngày bán, dĩ nhiên là tên điạ chỉ chủ mới nữa.

- Người mua là dealer ( aka cò mua bán xe, bọn dealer bên Mẽo này có lai sừn ( license ) đàng hoàng, là một nghề nghiệp được công nhận ) sẽ điền vào phiá sau, phần cuả dealer, không phải phần cuả người mua bình thường, sau đó nếu dealer bán cho người khác, khi đó mới điền vào phần người mua chính thức. Cần phân biệt người mua bình thường và dealer ( aka cò )

Là người mua bình thường, nếu mua xe cũ, có hai vấn đề cần biết :

- Safety inspection ( aka an toàn cho phép lưu hành ) tuỳ tiểu bang, sẽ có quy định làm hàng năm như ở tiểu bang Virginia hay chỉ làm một lần khi đăng ký chủ quyền xe như ở Maryland là hai tiểu bang sát nách nhau nhưng cách làm khác nhau. Đặc biệt ở tiểu bang Virginia, Safety inspection là trách nhiệm cuả chủ xe đối với cộng đồng, nên chỉ có Cảnh sát quan tâm đến, không liên quan gì đến việc sang tên xe ( aka bọn DMV không để ý tới chuyện này ) hehe, lái xe với sticker hết hạn là 25$, cứ thế nộp phạt.

- Check khói xả hay còn gọi là Smog check, là check emission, kiểm tra độ sạch cuả khói xe xả ra ngoài không khí, điều này được thống nhất làm mỗi 2 năm, không phải tất cả mọi tiểu bang đều quy định như vậy, chỉ những tiểu bang nào ký vào cái 'Cleanair act' thì mới làm ( khoảng một nửa những tiểu bang cuả hợp chủng quốc ).

Do đó, nếu mua xe cũ và rớt vào thời điểm mà chiếc xe đó cần phải làm những việc trên, thì dĩ nhiên mình phải làm. Nếu chủ cũ đã làm rồi, thì sẽ có dữ liệu ghi trong hồ sơ lưu mình sẽ không bị yêu cầu làm nữa. Nên nhớ, bên Mẽo này, bỏn quản lý bằng computer, không phụ thuộc ý kiến cuả bất cứ thằng cha căng chú kiết nào cả ! nếu trong computer cho biết là xe mình không cần chuyện đó, sẽ không ai yêu cầu mình làm chuyện vớ vẩn đó ( thí dụ như đi check smog chả hạn !)

Một đặc điểm cuả bọn Mẽo, là nếu bỏn lấy dư cuả mình chỉ chừng 3 đồng thôi, bỏn sẽ phải viết một cái check trả lại đàng hoàng cho mình, không phải là bọn nó không ăn cắp được, nhưng là bọn chúng nó sẽ không giải trình được số tiền đó, vì tất cả đều được quản lý bằng computer, bỏn sẽ không thể ăn gian được một đồng nào cả ( dĩ nhiên, có những cô thông minh, giỏi IT cũng làm nhiều vố lớn, nhưng trước sau rồi cũng bị phát hiện, vì đơn giản là computer không biết nói dối )

Điều tối quan trọng là vấn đề bảo hiểm xe, tùy theo tiểu bang quy định mà người mua và bán chịu trách nhiệm trên chiếc xe, và hehe điều này liên quan đến bảng số xe đới các cô Lừa ợ !

Bảng số xe, là một dãy số riêng mà người chủ xe đương đại ( present ) khi đăng ký chiếc xe với tất cả những chi tiết cá nhân lẫn những điều kiện cần có theo quy định cuả tiểu bang đã hợp lệ, được cấp cho để xử dụng. Theo số này, cảnh sát có thể tìm ra chủ xe, thuế gởi đến nhà, giấy phạt vượt đèn đỏ hay đậu sai chỗ... sẽ được gởi đến chính chủ nhân,  hehe chạy đằng trời !

Khi một người bị Cảnh sát chặn xe, bỏn Cảnh sát thường ngôì trong xe cả 10 phút, bấm số xe cuả mình lên, và trong hệ thống computer trên xe Cảnh sát sẽ hiện lên tất cả thông tin về chiếc xe, chủ xe, hehe từng có tiền sử buôn phiện không ? từng chống đối Cảnh sát không ? xe này có bị báo là ăn cắp không ? và nếu bảng số xe này nằm trong nhóm sổ đen thì, hehe Lừa cô sẽ nghe hú còi và có chừng vài ba xe Cảnh sát khác chạy đến bọc đầu bọc đuôi trước khi bỏn xuống xe đến hehe chào xã giao với cô Lừa ợ ! Thế nên chuyện bỏ bảng số xe nó quan trọng ra sao, ra sao ?

Không thằng cu nào hay con bé nào, khi bán xe cũ lại khùng đến độ để cái bảng số cũ lại cho thằng chủ mới mua xe cả nhé các cô Lừa ! cô có thể lãnh ticket vô duyên vì thằng mua chạy vượt đèn đỏ sau đó, hay chạy qua tollroad mà không trả tiền nhé ! nhớ đấy, chỉ có những trường hợp như cùng đồng hương Lừa với nhau, biết nhau nên du di cho một hai ngày để có thời gian đi sang tên xe mà thôi. Hehe, một chuyện khác là những bảng số xe ( ở Virginia ) được dán hai cái stickers nhỏ như con tem ở hai góc bảng số, niên hạn cuả nó được quy định bằng mầu phản quang rất bắt mắt, và hehe Cảnh sát cũng rất nhậy với những mầu đã hết hạn, các Bựa hiểu ra chưa, tiền thuế xe, hạn check smog nếu không làm sẽ không có sticker với mầu quy định cuả năm. Hehe, các bạn dân chỉ liếc qua là biết xe đã đóng thuế, check smog chưa !!!

Nói tóm lại, bên Mẽo sở hữu chiếc xe, nếu các cô đã paidoff, thì trong nhà chỉ nhõn cái title và trong cốp xe ( glove box ) chỉ có tờ register cuả xe dĩ nhiên trong bóp phải có tờ bảo hiểm xe, chỉ có thế hehe, ngoài ra thì toàn là rác, không tin cứ mở bất cứ cái cốp xe nào cuả bọn Mẽo mà kiểm chứng.

Mặt trước cuả tờ registration, tờ này xé lấy cái khung nhỏ, giữ trong cốp xe.


Mặt sau cuả tờ này, có mục để thông báo cho DMV và quận biết khi mìnhthay đổi những thông tin cuả mình với chiếc xe đó.



Những tiểu bang quy định phải làm smogcheck sẽ có hai cái stickers bằng cỡ con tem dán trên biển số xe, và nếu có quy định về safetycheck, sẽ có một sticker bằng cỡ ba ngón tay dán trên kiếng trước.
Điển hình như Texas, NewYork, Virginia.....vươn vươn.

Thủ tục sang tên, rất hehe đơn giản. Như ông Beo tả, nhẽ bọn Mẽo nó vác súng vào DMV nó nẹt cho bỏ miạ ý chứ. Đến DMV ( deparment of motor vehical # nha lộ vận ? ) lấy số thứ tự, ngồi chờ ( cái này hên xui tùy ngày đông hay ít người ) chừng 15 phút gọi tên đóng thuế lấy bảng số random ngay tắp lự. Muốn mua số riêng chịu khó về nhà lên online trả thêm 10$/năm để giữ riêng cho mình ( đại khái bọn Lừa các cô hay để tên người yêu, hay con hoặc vợ vào bảng số, khi bồ đá lại phải thay bảng số khác rất là không hehe tiện lắm ) và như DMV ở Virginia cậu đây, bọn bỏn có chừng 200 loại bảng số khác nhau ( degsin ) cho các cô tha hồ lựa chọn. Hehe, thoả mãn chứ ? Dĩ nhiên thời gian trọn gói phải cỡ 1 tiếng chứ không thể mong cho nhanh hơn được, vì nhân viên có hạn và người làm giấy tờ bao giờ cũng đông. Nên biết, DMV không chỉ làm chuyện sang tên xe, gồm cả việc đăng ký bầu cử, cấp thẻ ID ( thẻ nhận dạng ) và một đống linh tinh khác....

Trong tấm hình dưới đây, bỏn giới thiệu cái bảng số tự chọn với hàng chữ 'Is for lover' là câu thiệu cuả tiểu bang 'Virginia is for lover' để ý hai góc trên bảng có hai vạch đen đề 'tháng' bên trái và 'năm' bên phải, chỗ này là để dán hai stickers cuả emission ( aka smogcheck, aka thử khói )


Dĩ nhiên mua bảo hiểm là việc riêng cuả mỗi người, tùy theo tiểu bang quy định bắt buộc phải có sẵn bảo hiểm lúc sang tên xe hay mua sau đó. Thí dụ, ở Virginia luật bắt buộc phải có bảo hiểm LÚC sang tên xe, nếu không ? sẽ có giấy phạt gởi về nhà 450$ vì sang tên xe lúc chưa có bảo hiểm, hehe.

Và hehe, bảo hiểm đi theo người chủ xe, thí dụ cậu mua bảo hiểm dưới tên cuả cậu, nhưng cái bảo hiểm này cover ( bao trùm ) tất cả xe trong nhà cậu ( hiện cậu có 3 chiếc xe, vện một, con gái một và cậu một ) đó là những chiếc xe mà cậu điền trong hồ sơ bảo hiểm. Do vậy bên Mẽo, chuyện mượn xe rất là hiếm, vì ai cũng có xe và vì bảo hiểm mỗi người chỉ riêng cho chính chủ hehe, bị tai nạn là chủ xe chịu trách nhiệm chứ không phải tên đang lái xe, đây mới là 'chính chủ'.

Nói thêm về so sánh việc sang tên xe ở Mẽo với Lừa, bọn Lừa các cô sẽ không bao giờ đạt đến đẳng cấp cuả Mẽo cả, nói thế cho vuông ! xã hội tự do, thông tin mở rộng cho mọi người, minh bạch trong mọi vấn đề, computer hoá đến từng vấn đề nhỏ nhặt, và điều kiện lớn nhất là bọn quan chức bên Mẽo đều do dân bầu, từ những giám đốc học khu cho đến cảnh sát trưởng cuả quận đều là ứng cử viên cho dân bầu phiếu, nên bọn này không dám làm trái ý dân, không có chuyện hành dân. Dĩ nhiên không thể không có những vụ việc làm rộn ràng báo chí, nhưng đó chỉ là những trường hợp cá biệt ! Bọn làm việc trong những cơ quan công quyền cũng chỉ là những công nhân bình thường ( gần với bọn thư ký dịch vụ ) nên nếu bị phản ánh nhiều quá cũng có thể mất việc như thường, đa phần các cơ quan đều hoạt động gần như một business nhỏ, nếu không hữu hiệu sẽ bị đóng cửa ( một điểm đặc biệt ở Mẽo, rất nhiều cơ quan nhà nước mướn các khu, chỗ building là cuả tư nhân, hoạt động không hữu hiệu hay chủ nhà đòi lại, bỏn phải dọn đi chỗ khác, khác hẳn bọn Lừa các cô, bọn nhà nước luôn chiếm chỗ, điạ thế ngon! )


Wưởn viết tiếp....


Saturday, October 13, 2012

Bài học quân sự 2

Trong chiến tranh, có những luật lệ mà các bên tham chiến tự nguyện tuân thủ. Hehe hoàn toàn tự nguyện, khi bọn bỏn ký vào cái công ước Quốc tế gì đó về chiến tranh.

Trong một entry lâu rồi, cậu có nhắc đến có lần bọn cậu phát hiện đề lô cuả B, gọi pháo binh bắn tiêu diệt, nhưng bọn pháo binh ( VNCH ) đã từ chối không chịu bắn, lý do là khu vực toạ độ đó có đánh đấu nhà cửa ( cuả dân chúng ). Khi bọn cậu hỏi được trả lời là sợ gây thương vong cho dân chúng. Hehe cậu đang đứng tại đó, một vùng trảng trống với cây rừng, nhưng trên bản đồ quân sự 25,000/1 thì có vài chấm vuông biểu thị cho nhà cửa, rốt cuộc mấy bộ đội bắn đòm hôm đó may mắn.

Cũng như mọi quân đội cuả bất cứ quốc gia nào đang tham chiến, tuân thủ luật chiến tranh là tự nguyện, nó được quy định trong quân luật cuả quốc gia đó. Trong đó quan trọng là không tấn công thường dân ( những người được cho là không có vũ khí ) hehe, điều này được B triệt để lợi dụng, nên mới có những là chiến tranh nhân dân, khủng bố thành thị, hehe du kích vươn vươn...

Có một điểm các bựa cần suy nghĩ, tàn cuộc chiến tại sao B không đưa cô nào tướng tá VNCH ra toà xử tội phạm chiến tranh nhỉ ? Hehe cám ơn cách mạng đã khoan hồng, hay bọn Ngụy không có tội phạm chiến tranh theo tiêu chuẩn cuả B ?

Về việc đánh phá miền Bắc, mục tiêu chính là đường xá, kho tàng và những gì liên quan đến quân đội, mục tiêu là để triệt hậu cần và phương tiện tiếp tế cho chiến trường miền Nam, đó là những điều mà cậu biết về mục đích oanh tạc miền Bắc. Sau này bọn Mẽo cũng bạch hoá một số những báo cáo, tiết lộ trực tiếp cuả những phi công đã tham chiến, việc đánh phá miền Bắc còn rất nhiều uẩn khúc, theo kiểu thử nghiệm vũ khí giữa hai khối Nga/Mỹ chứ không đơn giản như ta thấy, chuyện này quá tầm hiểu biết cuả cậu.

Hehe, vụ đánh bom đê điều cũng là nằm trong luật chiến tranh, không đánh bom đê sông Hồng là do bọn Mẽo không làm, chứ không phải là không đánh được. Thí dụ như vụ đánh bom cầu Hàm rồng, bọn Mẽo sau này đã làm hẳn một phim tài liệu về nó, và kết luận là lần đầu tiên Mẽo xử dụng 'bom tinh khôn' là ở cầu này, và là tiền đề cho bọn chúng chế ra những loại bom định vị bằng laser và Jdam... sau này. ( không biết ở VN có chiếu phim này chưa ? đài Military channel cuả Mỹ )

Hải quân cuả QLVNCH có một đơn vị đặc biệt, ít ai nghe nói đến là Biệt Hải ( Biệt kích Hải quân ), cậu có một người bạn, nhiệm vụ thường xuyên là bơi ra bơi vào vùng cảng Hải Phòng thời thởi. Làm gì thì cậu cũng chả hỏi ( thuộc bí mật quân sự, hehe ) sau này trong một điệp vụ ngoài đó, bị bắn gẫy chân nhưng thoát được ra ngoài hải phận và phải điều trị trên hạm đội 7 gần sáu tháng, bọn cậu đã để hình nó lên bàn thờ, hehe sau này về được nhưng đi cà thọt, giờ đang bán xe bánh mì ở khu vực bệnh viện Nhi đồng trong Gòn. Chuyện này là thằng Biệt hải đó nói lại, cậu không thể kiểm chứng ! hehe chỉ cái chân gãy là thật.

Nhắc chuyện này cậu mới nhớ đến anh chàng cán bộ quản giáo coi đội tù cuả cậu ở Z30C, chàng lúc đó cỡ khoảng  25 tuổi, người xứ HoathanhQuế, chuyện này đã làm cậu khổ sở hết một tuần lễ bị cấm không được hehe......tắm. Chuyện là anh quản giáo này hôm đó ngồi tán phét với hai chàng vệ binh ( thường đi lao động trồng rau, có một quản giáo và hai vệ binh đi theo canh giữ ) cậu trốn việc nên nghe lỏm được anh quản giáo đang nổ về việc được ra Hànội, chàng kể rằng ở Hànội có toà nhà Quốc hội cao những .......5 tầng ( sao không nổ luôn 10 hay 15 tầng ?), nhưng rất đặc biệt mỗi lần báo động máy bay Mỹ ném bom là ta bấm cái nút, cả toà nhà chìm xuống đất, xong yên ắng lại bấm nút trồi .....lên. Cậu nghe mà không nhịn được, giờ giải lao đem kể lại cho các bạn tù cười bò lăn, số súi quẩy, hehe chính chàng quản giáo nghe thấy và kết cục là cậu bị phạt một tuần không được tắm. Số cậu là số con rệp hehe.


Monday, September 3, 2012

Tù nhân chính trị

Tù Nhân Chính Trị



Từ năm 1950 Sài Gòn có Nghiệp Ðoàn Ký Giả Nam Việt. Ðến khoảng năm 1965 Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà có Nghiệp Ðoàn Ký Giả Việt Nam. Ký giả Thanh Thương Hoàng, năm 1965 là nhân viên Nhật báo Chính Luận, là người chủ xướng và chủ trương việc thành lập Nghiệp Ðoàn Ký Giả Việt Nam. Trong Ðại Hội Ký Giả ViệtNam  năm 1965, Ký giả Thanh Thương Hoàng được bầu làm Chủ Tịch Nghiệp Ðoàn Ký Giả Việt Nam.

Tháng Ba năm 1976 Ký giả Thanh Thương Hoàng bị bắt và bị tù khổ sai nhiều năm. Mời quí vị đọc bài Hồi Ký của Thanh Thương Hoàng ghi lại cuộc tù đày và việc ông sang tị nạn ở Hoa Kỳ.
Thanh Thương Hoàng

Tôi bị bắt ngày 5 tháng 4 năm 1976, trong cái trò bắt người mà cộng sản gọi là “Chiến dịch X2 đánh Văn Nghệ Sĩ phản động”.

Chiến dịch X1 trước đó “đánh” tư sản mại bản (tức những nhà tỷ phú người Việt và người Việt gốc Hoa, đa số ở Chợ Lớn). Có 3 nhà tỷ phú người Việt bị bắt là cụ Hoàng Kim Quy (cựu Thượng Nghị Sĩ đệ nhị VNCH), hai anh em vua tầu thủy Phạm Quang Khai và Phạm Quang Hoa. Trước và sau tôi bị bắt vài ngày có hơn trăm người gồm đủ bộ môn văn nghệ Miền Nam (Văn, Thơ, Báo chí, Nhạc, Kịch, đạo diễn điện ảnh, đạo diễn Cải lương có đôi chút tên tuổi). Ða số giam ở T20 (Số 4 Phan Ðăng Lưu bên hông chợ Bà Chiểu, Gia Ðịnh) vài người đi khám Chí Hòa. Khoảng mười tháng sau một số lớn được tha về, chỉ còn mươi người bị quy kết tội “có nợ máu nhân dân” và “chống cộng ở thượng tầng kiến trúc” bị giữ lại. Ðây là những “tội” có thể đưa tới tử hình.

Sau hai năm tra vấn hỏi cung xong, họ đưa bọn tôi lên trại Gia Trung (xứ sương mù Pleiku) nằm trong khu rừng già, nghe nói trước đây là mật khu của Việt cộng, để lao động khổ sai. Tưởng cũng nên kể ra đây tôi là người trong giới Văn nghệ đầu tiên, mới nhập trại đã bị tống ngay vào “biệt giam” (cachot) khu B1, phòng 11 trại Phan Ðăng Lưu. Có lẽ họ tưởng tôi là nhân vật quan trọng, là tay sai của CIA được dựng lên làm Chủ tịch Nghiệp Ðoàn Ký Giả Việt Nam hoạt động trong báo giới. Vì ngoài Bắc chức vụ này “to” lắm, do đảng đưa ra và quyền hạn cũng như quyền lợi ngang bộ trưởng. Trong cùng dẫy biệt giam khu B1 có những nhân vật tên tuổi như Thượng Tọa Thích Huyền Quang, Thượng Tọa Thích Quảng Ðộ, Linh mục Ðỗ Bác Ái, Tiến sĩ Mai Văn Lễ (cựu Khoa trưởng Khoa Luật Ðại học Huế), Luật sư Nguyễn Hữu Doãn, Luật sư Nguyễn Khắc Chính, Nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Nhà báo Hồ Văn Ðồng, Nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến, Nhà văn Nhà báo (nguyên dân biểu) Hồ Hữu Tường. Những người này lần lượt vào biệt giam sau tôi 1, 2 tuần.

Ðầu dẫy khu biệt giam buồng số 1 là “Tướng phục quốc Nguyễn Việt Hưng”. Tôi rất tiếc khi đó không biết nhiều về nhân vật này. Ông là người đầu tiên cầm đầu một số dăm bẩy người trấn trong nhà thờ Vinh Sơn (đường Trần Quốc Toản) đánh CS với vài thứ vũ khí thô sơ, khi CS vào Sài Gòn mới được mấy tháng. Sau đó ông bị CS xử bắn. Vụ “vùng lên” khởi đầu chống đối CS này đã gây tiếng vang rộng lớn làm trấn động dư luận khắp nước khi đó. CS phải điều động bộ đội công an cảnh sát vây hãm quanh khu vực Nhà Thờ Vinh Sơn mấy ngày liền mới trấn áp được.

Tôi nghĩ chúng ta thật vô tình khi ở ngoài này, trải qua mấy chục năm, không thấy một ai nhắc nhở tới ông (người được gọi là Tướng Nguyễn Việt Hưng mà dư luận khi đó đồn đãi là biệt danh của Tướng NCK hoặc Tướng cảnh sát NNL ở trong mật khu lãnh đạo cuộc chiến đấu với rất nhiều “hồ hởi phấn khởi”). Theo tôi đây là người chiến sĩ quốc gia can trường bất khuất, dám đứng ra chống CS ngay từ ngày đầu, chúng ta nên tỏ bầy lòng ngưỡng mộ và khâm phục.

Phía sau dẫy biệt giam B1 là dẫy biệt giam B2 có giáo sư Vũ Quốc Thông, ông chủ nhiệm nhật báo Lẽ Sống Mới Ngô Công Minh (vào đầu năm 1975 làm phụ tá Tổng Trưởng Thông Tin), ông Tống Ðình Bắc, Trưởng ty Công an nổi tiếng sát Cộng Miền Tây, ông chủ Nhà sách Khai Trí và một vài người nữa từng giữ chức vụ cao trong chế độ cũ. Riêng ông Ngô Công Minh sau khi lên trại tù lao động Gia Trung với chúng tôi hơn tháng thì CS đưa ông đi nơi khác. Từ đó không ai biết tin tức về ông. Có dư luận nói ông bị đem thủ tiêu vì mấy tay tổ văn nghệ, báo chí CS (từng quen biết ông trước kia) muốn cướp không ngôi nhà lớn của ông ở Sài Gòn và vàng bạc của cải của ông. Theo tôi, ông Ngô Công Minh không phải nhà hoạt động chánh trị, ông  chỉ là nhà báo thuần tuý nên ông không thể bị sát hại vì lý do chánh trị. Khi ở tù về tôi có dò hỏi tin tức ông nhưng không ai biết một cách chính xác.

Trong thời gian “nằm” biệt giam tôi cũng có vài việc để nhớ xin kể ra đây. Cứ mỗi tháng tù biệt giam được cho ra ngoài cắt tóc. Bọn “thế nhân” chúng tôi tất cả đều bị “gọt” trọc đầu, kể cả vị Linh mục, nhưng với hai vị Thượng Tọa Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ thì cai tù lại bắt để tóc. Hai cụ phản đối, cai tù thản nhiên: “Ðó là chính sách Nhà nước!”. Việc thứ hai là vì biệt giam mới làm chưa lắp ống dẫn nước nên mỗi ngày chúng tôi chỉ được từ hai tới ba phút vòi nước ở ngoài thọc vào để làm vệ sinh. Ngày đầu tôi không biết nên thản nhiên chà xà bông gội đầu (bằng xà bông giặt). Ðang làm nửa chừng vòi nước rút ra mặc cho tôi nài nỉ. Báo hại đêm đó đầu tôi bị xà bông làm ngứa ngáy khó chịu không tài nào nhắm mắt ngủ yên được. Cũng vì “nước” tôi phải tự “tranh đấu” với mình mãi mới nuốt xong phần cơm tù. Tôi chỉ có 2 cái tô nhựa: một dùng đựng cơm, một dùng đựng canh. Vì phải chứa nước làm vệ sinh (khi đi cầu) tôi nhịn tắm lấy nước chứa vào cái tô lớn mầu xanh. Trong khi đi “làm việc” (hỏi cung) tôi viết mấy chữ bằng bút chì dặn anh tù hành sự để cơm vào nửa tờ giấy báo cũ, còn canh để vào tô nhựa mầu đỏ. Nhưng anh ta đổ hết nước trữ đi, để cơm canh vào 2 cái tô và đặt ngay trên bệ cầu tiêu chưa được dội nước còn nồng nặc mùi phân của mình. Tôi ngồi hơn nửa tiếng đồng hồ nhìn hai tô cơm canh muốn ứa nước mắt tự “tranh đấu” với mình. Ăn hay nhịn? Nếu ăn, khó nuốt trôi miếng cơm vì tởm lợm. Nhưng nếu không ăn sẽ bị đói tới trưa hôm sau. Tôi lại mắc chứng đau dạ dầy từ ngày CS chiếm Sài Gòn nên sẽ khốn khổ lắm. Cuối cùng tôi đành nhắm mắt nuốt vội chút cơm canh lạnh ngắt với hai hàng nước mắt.

Tôi bị nhốt biệt giam hơn 10 tháng, vào một buổi sáng trời âm u, được gọi tên mang đồ ra khỏi buồng giam. Phía chéo buồng giam, tôi liếc nhìn thấy Nhà văn Duyên Anh để mặt sát ô vuông cánh cửa sắt phòng giam tập thể hướng về phía tôi nói khá lớn: “Nhớ ghé nhà tao nói với vợ tao…”. Tôi chỉ nghe được tới đây thì bị viên cai tù nạt nộ cấm nói. Thì ra Duyên Anh tưởng tôi được tha về nhờ tôi tới nhà nhắn tin anh cho vợ anh.

Khi đi đến trước sân “nhà khách”trại giam tôi thấy vài người quen ngồi đó với đồ đạc cá nhân lỉnh kỉnh. Chúng tôi chỉ đưa mắt chào nhau. Mấy phút sau họ điểm danh từng người xong còng tay lại đưa lên chiếc xe hơi bít bùng chuyển về cơ quan An ninh nội chính (Nha Công an thành phố Sa Gòn cũ đường Trần Hưng Ðạo). Cùng trên chuyến xe có tiến sĩ Mai Văn Lễ, thạc sĩ Vũ Quốc Thông, ông Tống Ðình Bắc và một vài người nữa (giờ tôi quên mất tên). Trong lúc ngồi ngoài sân cơ quan chờ làm thủ tục gì đó, các bạn tù của tôi bàn cãi sôi nổi về dự đoán chúng tôi được đưa lên đây làm giấy tờ tha. Có vị còn “cá” một chầu ăn uống linh đình ở Chợ Lớn. Rồi lần lượt từng người được gọi tên đem hành lý đi vào phòng…biệt giam! Tôi được gọi tên sau chót (may mắn cho tôi vì biệt giam hết chỗ(?) – viên công an tiếp nhận tù nói vậy) nên được nhốt vào khu tập thể A (làm từ thời Pháp).

Gần 100 người đủ thành phần già trẻ lớn bé, tư sản, chính trị gia, Linh mục, Mục sư, Thượng tọa, Ðại đức, trộm cắp, buôn lậu, nhốt chung trong một phòng dài trên 10 mét, bề ngang nhỏ hẹp, u tối, ẩm ướt, thiếu ánh sáng và khí trời. Phòng có 2 “sàn”, sàn trên cao khoảng một mét. Mỗi người được cấp manh chiếu rách cáu bẩn, nồng nặc mùi chua mồ hôi người tích tụ lâu năm đã kết thành “cao”. Ở trên tôi nói may mắn không phải vào lại biệt giam vì mấy tháng sau anh Mai Văn Lễ được thả khỏi biệt giam vào phòng tôi kể cho nghe thảm cảnh trong buồng biệt giam anh đã “chết trong cõi sống” mấy tháng qua. Buồng biệt giam Sở An ninh nội chính được xây từ thời Pháp thuộc có tuổi đời trên mấy chục năm. Tường bẩn thỉu lam nham dầy cáu bẩn đen đúa, sàn xi măng ẩm ướt quanh năm.

Mùi mồ hôi, mùi phân nước tiểu người tích tụ bao năm tạo thành một thứ mùi hôi hám khó tả, ngửi phải muốn nôn ọe ngay. Khủng khiếp nhất là cái cầu tiêu đã nứt nẻ và vỡ nhiều mảnh, mỗi khi trời mưa nước từ trong lỗ cầu dâng lên tràn lan khắp buồng với những cục phân chưa tiêu hủy. Nếu mưa lâu khoảng một giờ nước cầu tiêu dâng ngập buồng giam hơn gang tay, tù chỉ còn biết đứng dựa vào tường chờ cho nước rút hoặc ngủ đứng. Và khi nước vừa rút hết, sàn si măng còn ẩm ướt, tù mới ngả lưng nằm thì một hai chú chuột cống khá to, lông lởm chởm ghẻ lở khắp mình trông dơ dáy khủng khiếp chui lên từ miệng cầu, thản nhiên gặm bàn chân tù, đạp đuổi nó cũng cứ gan lỳ không chạy! Có lẽ từ lâu nó sống bằng xương thịt tù bị chết chưa kịp mang đi.

Anh Mai Văn Lễ kết luận:“Ðúng là tầng chót địa ngục trần gian, có một không hai trên thế giới!”  Tôi được biết Linh mục Hoàng Quỳnh, người lãnh đạo giáo dân khu Bùi Chu Phát Diệm nổi tiếng chống CS bằng vũ lực hồi còn ngoài miền Bắc trước năm 1954. Linh mục bị bắt từ ngày đầu tháng 5. 1975, bị giam và chết trong “tầng chót địa ngục trần gian” này. Khi họ đem xác Linh mục đi trên cái băng ca, thân thể ông teo tóp gầy đét bé nhỏ như đưá trẻ lên 10.

Sau hai ngày đêm 15 chiếc xe vận tải lớn, trước đây dùng chở heo, chở mấy trăm tù ngồi bó gối trên sàn xe chật cứng nhúch nhích cánh tay cũng không được. Với bao gian khổ đói khát trên con đường dài mệt lả người, chập choạng tối chúng tôi tới trại tù lao động cải tạo Gia Trung (thuộc tỉnh Pleiku) nằm trong khu rừng núi hoang vu. Nghe nói nơi này khi trước là mật khu của CS. Trại Gia Trung lúc bọn tôi tới đã có 3 trại giam, mỗi trại cách nhau khoảng cây số. Trại nào cũng đầy nhóc người: từ 700 tới 1000 tù. Tù đa số là các viên chức cấp nhỏ, địa phương quân, nhân dân tự vệ và đông nhất vẫn là tù hành sự từ các nơi đưa tới, có án hoặc chưa có án. Có cả tù chưa đến 10 tuổi, đói quá liều ăn tô bún riêu ở chợ không tiền trả bỏ chạy bị bắt.

Những nỗi đói khổ nhục nhã, sống cuộc đời trung cổ, sách báo đã nói nhiều từ hơn 30 năm, tôi xin miễn kể ra đây. Sự khổ sở nhục nhã chúng tôi còn có thể chịu đựng được. Nhưng cái khủng khiếp nhất đối với chúng tôi là sự vô vọng ngày trở về đoàn tụ với gia đình, với đời sống ngoài xã hội. Bọn cai tù bắt chúng tôi “học tập” chính sách Nhà nước là đem vợ con lên vùng đất tù đầy này cuốc đất trồng khoai sinh sống (như ngoài Bắc đã thực hiện).Tất nhiên chúng tôi không thể làm theo họ.

Chúng tôi sẵn sàng hy sinh đời mình chứ không thể để vợ con đã khốn khổ phải gánh thêm tội.
Trong những năm tháng không tên dài dằng dặc như bao thế kỷ sống như cây cỏ như súc vật, chúng tôi hết cả hy vọng hết cả chờ mong thì có những tin tức như những làn gió mát mang theo hơi sống tới: tin đồn về chương trình HO, người Mỹ sẽ cứu chúng tôi đem sang Mỹ. Trong thời gian này các con tôi gửi thư cho tôi nói bóng nói gió là hai hội Văn Bút Quốc Tế và Việt Nam đang ráo riết can thiệp vận động cho anh em cầm bút chúng tôi. Và các con tôi cũng báo tin có nhận được “quà” của hai hội gửi. Thời gian này bọn tù chúng tôi “hồ hởi phấn khởi” lắm. Chỗ nào cũng bàn tán về chương trình HO (mỗi người tán một kiểu toàn có lợi cho mình) với bao hy vọng tốt đẹp. Và chúng tôi cũng hết lời ca ngợi Tổng Thống Carter – vị ân nhân vĩ đại – sẽ lập cầu Không vận đưa chúng tôi từ VN qua Mỹ sống một đời ấm no tự do tươi sáng. Tôi cũng nghe nói tới tên một bà lúc ấy còn rất xa lạ với chúng tôi: bà Khúc Minh Thơ. Biết bao giai thoại đồn đại thêu dệt về bà được dựng lên. Qua câu chuyện và lời bình luận của anh em tù, tôi có cảm tưởng bà Khúc Minh Thơ như một bà tiên đang cầm cây đũa thần giúp chúng tôi từ vực thẳm lên.

Rồi ngày tháng tiếp tục lặng lẽ trôi qua, tất cả mọi việc vẫn như cũ không có biến chuyển gì xẩy ra, chúng tôi lại tiếp tục buồn nản thất vọng lê cái thân tù đầy mòn mỏi héo hắt trong quốc nạn khổ sai. “Mong nhưng không đợi không chờ” như câu thơ của Giáo sư Vũ Quốc Thông làm và đọc cho tôi nghe.

Sau gần 10 năm thân thể rã rời hư hao chỉ cỏn bộ da bọc xương, tinh thần suy sụp chán nản chẳng còn gì để mong để chờ và cũng hết cả “cú” tha bất ngờ thì anh Doãn Quốc Sỹ được gọi tên tha, năm sau anh Hồ Văn Ðồng rồi thời gian sau nữa là giáo sư Vũ Quốc Thông. Những người này được tha về làm sự hy vọng tưởng tắt ngấm trong chúng tôi lại lóe lên, dù là ở cuối đường hầm mù mịt.

Có lẽ do nguồn từ gia đình ký giả Cao Sơn lên thăm nuôi nói đài VOA vừa loan tin tôi và họa sĩ CHÓE (Nguyễn Hải Chí) hiện bị giam tù ở trại Gia Trung, Pleiku. Thế là ầm cả trại đến nỗi viên quản giáo đội tôi cũng tò mò hỏi anh tù nấu nước có biết tôi không và hiện ở đội nào (vì đài VOA chỉ loan bút hiệu của tôi nên anh ta không biết). Báo hại tôi từ khi có tin này không được tự động đi gánh phân người từ trại ra ngoài đồng nữa. phải về đội cuốc đất chặt cây đào mương như mọi anh em tù khác. Gánh phân tuy có vất vả bẩn thỉu hôi hám mất vệ sinh thật nhưng chỉ nửa buổi là “thanh toán” xong các hố xí. Thời gian còn lại thoải mái xuống suối tắm giặt và đi “va tạt linh tinh” kiếm củ khoai mì hay vài cọng rau lang “cải thiện”cho “ấm” cái bụng thường trực rỗng.

Nếu tôi nói đã hơn một lần “tự động” ăn …phân người, có lẽ nhiều người không tin cho là tôi nói quá để kể khổ thân phận tù đầy dưới chế độ cộng sản. Lần thứ nhất quãng hơn 10 giờ, tôi vừa đói vừa khát ghé vào chỗ chòi đun nước uống của đội để uống nước. Anh bạn được phân công đun nước, nguyên đại úy cảnh sát quốc gia, vốn quý mến tôi, thấy tôi đến, anh mắt nhìn chỗ khác nhưng miệng nói nhỏ: “ Bác đi tới phía bụi cây bên trái”. Tôi biết là “có gì” rồi. Tới nơi nhìn vào trong bụi cây tôi thấy nửa trái dưa chuột nhỏ. Tôi cầm lên bỏ vào miệng nhai liền. Có lẽ trong đời tôi chưa bao giờ ăn trái dưa chuột ngon đến thế (tôi vốn không thích ăn dưa chuột). Vừa nuốt xong nửa phần dưa chuột tôi chợt nhớ ra, ngừng nhai, tiến lại chỗ anh bạn đun nước, nói: “Này ông ơi, có phải trái dưa này “tẩm” phân người?”. Anh bạn gắt nhẹ: “Ðã bảo, bác cứ ăn đi, không chết đâu mà sợ!”. Nghe anh bạn nói, tôi biết mình đã lỡ ăn rồi (hơn nữa cũng tại đói) nên tiếp tục cố nhai và nuốt nốt phần dưa chuột còn lại. Nguyên do thế này. Trong vườn ươm giống của đội trồng rau có một dàn dưa chuột. Khi dưa mới kết trái to hơn ngón tay đã bị tù (và cả cai tù) hái trộm ăn hết nên ban giám thị trại tù ra lệnh lấy phân tươi của người hòa với nước rồi hàng ngày quết vào những trái dưa chuột cho hết bị trộm.

Nhưng tù vẫn hái trộm ăn sau khi rửa sơ qua. Thế là lần thứ nhất tôi ăn phân người. Lần thứ hai thì chính do tôi (và mấy ông bạn) chủ động ăn phân người. Tôi và mấy “đồng sự” được “bố trí” dọn phân cầu tiêu các phòng giam. Một số anh em tù hình sự ra ngoài đồng làm việc đã hái và ăn tươi nuốt sống các trái bắp. Vì ăn trộm nên không kịp nhai (sợ cai tù thấy) các bạn tù hình sự cứ thế mà nuốt. Bắp già hạt cứng dạ dầy không tiêu nổi, hôm sau đi cầu ra nguyên cả hạt. Chúng tôi lúc đầu còn sợ bẩn sợ hôi và bệnh nhưng sau khi sôi nổi “bàn thảo”, chúng tôi đi tới việc lấy những hạt bắp này đem ra suối rửa, luộc hai ba lần cho hết mùi hôi rồi ăn một cách ngon lành thoải mái! Nhiều bạn tù biết chuyện cũng xin ăn ké. Tôi được “ấm bụng” ít ngày thì bị “ngưng công tác” (vì tin đài VOA loan?). Ðó là hai dấu ấn khủng khiếp trong trại tù cho tới ngày hôm nay, mỗi khi nghĩ tới tôi vẫn không khỏi rùng mình tự hỏi không hiểu sao mình lại có thể “ghê gớm” đến thế!.

Ðầu năm 1985 tôi bất thần được gọi tên tha về cùng một số anh em quân nhân. Ngoài tôi không có thêm tên anh bạn văn nghệ sĩ nào. Các anh mừng cho tôi thì ít, lo lắng chán nản thất vọng cho mình thì nhiều. Viên quản giáo trở nên tử tế với tôi, gã chạy vào phòng nói: “Mừng cho anh nhé. Có thuốc men gì cho tớ xin.”. Tôi cho gã mấy viên thuốc cảm, gã đòi lấy hết nhưng tôi không cho để cho anh em tù nghèo không thăm nuôi.

Trại tù phát cho chúng tôi 50 đồng tiền đi xe, trong khi giá xe về Saigon 150 đồng. Ði bộ từ trại tù ra tới quốc lộ 25 gần 5 cây số. Chúng tôi phải nài nỉ mãi bà chủ xe đò mới “thông cảm” lấy 50 đồng. Xe đầy nhóc người ì ạch chạy như rùa bò trên con đường vòng vèo dốc núi cheo leo đầy bất trắc, nguy hiểm. Tôi và ba anh tù đi cùng chuyến xe không một đồng bạc dính túi, phải nhịn đói nhịn khát hai ngày đêm liền cho tới khi về tới nhà ở Sài Gòn. Một anh có “sáng kiến” đem bộ quần áo tù mới tinh được trại tù phát khi tha, gạ bán cho mấy người trên xe để lấy tiền ăn, nhưng đều bị từ chối vì ai cũng sợ xui khi mặc đồ tù.

Rời nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn sống mấy năm thì “phong trào HO” nở rộ và tên tuổi bà Khúc Minh Thơ được anh em tù về hết lời ca ngợi công đức. Bà là ân nhân của tù cải tạo. Tôi vì nghèo, tiền ăn không có lấy đâu ra vàng đút lót hối lộ để được đi HO. Nhưng nghe theo lời các bạn đồng nghiệp cũ may mắn thoát sang Mỹ trước, viết thư về khuyên tôi cứ đến đường Nguyễn Du nộp đơn kèm theo những giấy tờ can thiệp (từ trước tới nay) của các tổ chức như Hội Văn Bút Quốc Tế, Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Liên Ðoàn Ký Giả Quốc Tế, Hội Nhân Quyền vv… Nhưng tất cả đều vô vọng.

Lần nào cũng vậy, hai lần, tôi “ôm” hồ sơ xin xuất cảnh tới Sở Ngoại Vụ đường Nguyễn Du đều được các viên chức hữu quyền (công an CS) trả lời dứt khoát:
“Nhà Nước không có chính sách cho những người tù như anh xuất cảnh. Bọn lính cũ không có súng ống đâu còn đánh được chúng tôi nhưng với bọn anh chỉ một cây viết vẫn có thể chống phá chúng tôi như các anh đã làm trước đây. Anh nên biết bên đó bọn báo chí phản động nhiều như nấm”.

Thế là con đường sống bị triệt. Hết hy vọng, hết chờ mong. Tôi đành sống kiếp mạt rệp – một thứ công dân hạng bét – ngay trên quê hương đất nước mình. Nhưng tới cuối năm 1989 tôi được anh bạn Nhà Văn Hoàng Hải Thủy từ Mỹ gửi thư về báo cho biết tôi và Nhà văn Uyên Thao được bà Khúc Minh Thơ, Chủ tịch Hội Bảo Vệ Gia Ðình Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tận tình can thiệp với Bộ Ngoại Giao Mỹ để chúng tôi được sang Mỹ định cư. Chính Hoàng Hải Thủy sốt sắng giới thiệu hai chúng tôi với bà Khúc Minh Thơ và cộng tác mật thiết với bà trong công việc vận động cho tôi được ODP nhận cho sang Mỹ tị nạn. Con đường hy vọng, con đường sống, lại mở rộng trước mắt tôi.
Buổi tối ngày 18 tháng 5 năm 1999 tôi lên máy bay giã biệt quê hương tăm tối sang Mỹ định cư. Tôi lại được sống dưới bầu trời tự do dân chủ như tại Miền Nam Việt Namtrước năm 1975. Tuy nhiên nhiều đêm tôi vẫn giật mình thức giấc vì những ám ảnh não nề của những năm tháng tù đầy.

THANH THƯƠNG HOÀNG
CTHÐ: Luật Tỵ Nạn HO của Hoa Kỳ chỉ đón nhận những viên chức chính quyền Quốc Gia VNCH và những sĩ quan Quân Lực VNCH bị Cộng Sản bắt đi tù khổ sai trên 3 năm. Những người bị CS giam tù cả 10 năm như Ký giả Thanh Thương Hoàng không được ODP nhận cho sang Hoa Kỳ.
Tôi nhờ bà Khúc Minh Thơ lo cho Thanh Thương Hoàng và Uyên Thao được hưởng quyền tị nạn chính trị. Bà Khúc Minh Thơ sốt sắng nhận lời giúp. Chúng tôi: Thanh Thương Hoàng, Uyên Thao,  Hoàng Hải Thủy chân thành cám ơn Bà.

Rừng Phong, Xứ  Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích. Ngày 26 Tháng Sáu, 2012.
( Bài được viết bởi Nhà văn Hoàng Hải Thuỷ, do XâyxậpZì copy về )

Lưu Nguyễn đáo Thiên Thai




Bọn Lưu Nguyễn sau nhập Thiên Thai, lòng không lúc nào ngơi thương nhớ tìm đường về quê nhà, khi từ cõi tiên về, chạm mặt với cuộc sống nhân gian đã qua mấy trăm năm, vật đổi sao dời, con cháu không còn ai nhận ra, lòng dạ thê lương, thời thế đã đổi thay, bọn chắt chít dòng họ xa trước nghe có họ hàng từ hải ngoại trở về đều đến thăm hỏi mong có được chút quà cáp làm may, sau thấy hai người chỉ ba hoa về cõi tiên mơ mơ màng màng, quà cáp mang ra rời khỏi tay đều biến thành như sương như khói hương thơm bay tản mác khắp nhà, chẳng có gì thật sự cầm nắm được, dần hồi rồi ai cũng chán, mọi người trong làng rồi cũng coi như sự thường, cho là hai chàng hâm nặng.

Lâu ngày túng quẫn hai chàng Lưu Nguyễn bàn nhau trước là tìm kế sinh nhai, sau là tìm đường trở về động Thiên Thai mong hưởng lại những tháng ngày sung sướng trên cõi tiên đã qua, nghe dân làng kháo nhau thời trước không lâu có kẻ học trò lớp đồng ấu tên Ba, tìm đường cứu đói đã chọn được con đường thủy ra đại dương và sau thời gian lưu lạc giang hồ mang về rất nhiều trò qủy quái, học được phép lộng giả thành chân và nhiều trò bùa phép rất lạ, làm cho nhiều người ngưỡng mộ, thu hút rất đông đệ tử nên bè nên đảng, nghe vậy hai người Lưu Nguyễn chắc thầm trong bụng nhất định là các phép thần tiên đó chỉ từ chốn Thiên Thai mà ra,chỉ tiếc không giáp mặt để thăm hỏi rõ ràng đường đi nước bước hòng biết đường tìm về chốn cũ bồng lai tiên cảnh.

Dòng đời đưa đẩy lưu lạc đến miền trung nước Giùn làm ngư phủ, cũng chẳng qua là nhờ có chút ít kinh nghiệm đi biển từ lúc giã từ động Thiên Thai ngoài khơi biển Đông trở về tìm lại quê nhà, cộng thêm với ước nguyện muốn tìm lại cõi tiên đã mất, và cũng là trước tiên phải tìm kế sinh nhai, hai người Lưu Nguyễn tìm được đến xứ Quảng, ở đấy lần mò chăm chỉ học hỏi thêm, bạn chài cũng thương cho hoàn cảnh tận tình chỉ vẽ, giúp đỡ, chẳng bao lâu thời sắm đủ đồ lề, một ghe hai chàng Lưu Nguyễn tập tành ra khơi.

Thời gian sống và học việc theo chân các bạn chài, nhiều người cũng thấy thương cho hoàn cảnh đơn côi của hai người, đã nhiều lần giới thiệu chị em đám bạn chài, thậm chí nhiều bạn nhậu còn giới thiệu mấy ma nữ hay lang thang ở những chòi nhậu hầu mong giúp cho hai chàng quên nỗi đơn côi nơi xứ lạ quê người, nhưng rốt lại không ai lọt được vào mắt xanh hai người.

Tháng chín năm đó, cùng các bạn chài bọn Lưu Nguyễn ra khơi, lần này gác bỏ chuyện mưu sinh, hai người chỉ mong tìm laị dấu vết dẫn đường đến chốn bồng lai cũ, hải trình xa xôi, nhìn xa xa thấy thấp thoáng bóng đảo như ẩn như hiện chốn thần tiên cũ, Lưu Nguyễn hai người cùng tăng sức chèo mong cho chóng đến gần để xem hư thực, các bạn nghề thấy vậy vội vã ra hiệu cho hai người Lưu Nguyễn cẩn thận vì mấy hòn đảo ấy hay có nhiều sự lạ.

Các lão chài kể một trong những sự lạ là hồi còn trẻ, các lão vẫn đánh bắt cá ở vùng biển đó, bỗng một ngày tự dưng biển trời dậy sóng, dông bão mù trời, khi biển êm gió lặng đang định bủa lưới hoạt động như lệ thường, bỗng có tàu lạ to lớn chở nhiều người đến nói tiếng cũng khác, ra hiệu lệnh phải dời đi mà đánh cá, mọi người chần chừ, bỗng từ tầu lạ phóng ra rồng lửa, tiếng nổ đinh tai, ai cũng kinh hoàng nháo nhào kéo lưới chạy không quay đầu, số ít chậm chèo bị bọn lạ bắt được đánh cho vêu đầu sứt trán, có bạn chài không biết do bị đánh đau hay trúng tà của bỏn, sau được thả về người cứ ngơ ngẩn, lảm nhảm, mãi lâu mới khỏi!

Thời nay râu dài tóc bạc mà các lão chài xưa vẫn không hiểu nổi sao bỗng dưng không biển nước đổi vùng đổi chủ, lời đồn ra mãi mà không ai giải thích được nên cứ coi là sự lạ, có kẻ hay chữ, giỏi chuyện thiên văn đoán là do đất trời dịch chuyển nên biển nhà ta đó bỗng dưng chuyển dịch sang chỗ người, nói là vậy, mồm miệng mấy mươi nhưng sự thật ràng ràng, ai cũng hoang mang, bán tín bán nghi, không tường chuyện trời đất thiên văn (bọn người hay chữ nói ra thường khi cũng hâm hâm khó hiểu lắm ru!).


Lại nói về Lưu Nguyễn hai người, lúc ấy thần tình như ngây như dại nhìn thấy từ giữa biển xanh sáng lòa ánh vàng, xa xa mờ thấp thoáng ẩn hiện trong đó như có từng bầy tiên nữ xiêm y trút bỏ, múa hát theo điệu Nghê thường. Bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của các bạn chài, hai người Lưu Nguyễn cứ thế lấy hết sức chèo ghe xông thẳng vào, gần đến vùng sáng chung quanh đảo thần tiên, bỗng đâu bầu trời như nổ bùng ra, từng chùm sáng như pháo hoa bùng lên tung toé chung quanh chiếc ghe, tiếng nổ vang rền trên mặt sóng, biển trời như sôi bùng lên trong cơn hoan lạc, khói sương mù mịt, trời đất như trộn hòa vào cùng nước biển, tất cả như sôi sùng sục lúc tuyệt đỉnh  ái ân ngày nào trong cõi Thiên Thai......ngàn lời không tả xiết, bạn chài ai cũng kinh hoàng sụp lạy trước sự việc huy hoàng nhưng thật quái dị từ xưa đến nay chưa từng chứng kiến.

Mọi người thất kinh quay tầu chạy miết, mãi sau khi trời yên biển lặng lại, các bạn chài đã cố công tìm kiếm xa xa quanh vùng ấy vì chẳng ai dám lại gần, tuyệt không thấy dấu tích gì của Lưu Nguyễn hai người, ngay cả mảnh ván thuyền cũng không.

Có điều bọn Lưu Nguyễn chỉ là độc đinh, không vợ con nên chuyện này qua đi mà không để lại nhiều nước mắt, các mụ làng chài từ đấy mới đẻ ra chuyện như lời đồn về sau này là Lưu Nguyễn đã tái nhập Thiên Thai, chuyện cứ thế đồn đại xa dần, khi về đến quê nhà họ, lại có kẻ thêm mắm dặm muối là Lưu Nguyễn vào núi rồi không trở về, truyện nhân gian truyền khẩu không biết đâu mà lần, nhất là từ miệng các mụ làng chài!

XâyxậpZì