Friday, December 26, 2014

Cái hôn cứu mạng!



Chỉ đàn ông với nhau là đủ!


Tấm hình chụp bởi Rocco Morabito năm 1967, được đặt tên là "Cái hôn cứu mạng".
Trong hình là thợ điện J.D. Thompson đang hô hấp nhân tạo (mouth-to-mouth) cho người cộng sự Randall G. Champion sau khi anh ta bị ngất vì bất cẩn chạm vào lưới điện hạ thế. Họ đang làm việc kiểm tra định kỳ lưới điện, tai nạn sảy ra khi Champion lau chùi một trong những đường dây trên nóc cột điện.Sợi dây an toàn giữ anh tòng teng trên cột và Thompson người đã xuống thấp hơn phiá dưới, phản ứng nhanh nhạy khi anh thực hiện hô hấp nhân tạo ngay tức khắc. Anh đã không có điều kiện để thực hiện CPR lúc này (phương pháp cấp cứu dùng tay nhấn trên vùng tim để kích tim đập, google) anh đã tiếp tục thổi hơi vào phổi cuả Champion cho đến khi cảm thấy nhịp đập, sau đó tháo dây an toàn cuả bạn và tuột xuống đất với Champion trên vai. Sau khi xuống đất, anh và các bạn khác tiến hành làm CPR cho đến khi xe cứu thương đến hiện trường. Champion sau đó đã hoàn toàn bình phục.

Điều đáng kinh ngạc hơn, Champion không những sống khoẻ sau vụ tai nạn (nhờ công cuả Thompson) mà anh còn sống thêm 35 năm nữa. Champion mất năm 2002 lúc 64 tuổi và Thompson hiện vẫn còn sống.
 

Rocco Morabito
Tác giả bức ảnh, Rocco Morabito
Morabito, hôm đó lái xe ngang trên đường W26th thì nhìn thấy sự việc, anh liền gọi xe cứu thương và đồng thời lôi máy ảnh ra chụp. Nhờ tấm hình này Rocco Morabito được giải Pulitzer 1968.

  • Ngày nay, các chuyên viên y tế không khuyến khích kiểu hô hấp nhân tạo nữa (miệng với miệng) vì nhiều người không sẵn sàng làm điều này.Theo điều tra, nhiều người sẽ không sẵn sàng cứu cấp nạn nhân chỉ vì ngại ngùng việc mouth-to-mouth, trên thực tế việc hô hấp nhân tạo cũng không cần thiết lắm vì động tác nhấn trên ngực tự nó cũng rất là hiệu nghiệm.
  • Điện hạ thế (50-1000 Volts) chứ không phải điện cao thế (High Voltage HV). Một cú giật điện cao thế sẽ làm bỏng cháy cơ thể và tạo ra một quầng lửa lớn, quần áo sẽ cháy trụi và tóc sẽ bị cháy hoàn toàn.
  • Trong ngành điện, không có hướng dẫn cấp cứu điện cao thế (hehe), bởi vì nếu tai nạn sảy ra, khi cắt được giòng điện thì nạn nhân đã bị nướng cháy. Nếu may mắn nạn nhân bị nổ văng xuống đất, thì cấp cứu như bình thường (tức là cấp cứu người bị té!?)

    Tiếng Việt 42, bài lượm trên mạng.

Tuesday, December 16, 2014

Ai thắng ai!

Sẽ không ai thắng nếu kinh tế Nga vỡ trận.



Những đối tác cuả Nga-quốc gia hay công ty-đang ngóng cổ coi chừng nền kinh tế Nga đang vấp ngã và chìm dần, bắt đầu bằng việc giá dầu thô giảm và cú trừng phạt kinh tế cuả cả thế giới.

Đồng Rúp đang trong trạng thái rơi tự do, và đã tác động mạnh vào thu nhập cuả các công ty liên lục địa đang hoạt động tại Nga.

Hãy thử nhìn đến vài nạn nhận thuộc loại khủng trong cơn xoáy khủng hoảng kinh tế Nga.

Đức, Là nền kinh tế lớn nhất và thân cận nhất với Nga. Năm ngoái trao đổi giữa Nga và Đức chừng hơn 76 tỷ Euro (95.4 Tỷ Đôla) Cấm vận kinh tế cuả phương Tậy vì vụ Ukraina đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, rất nhiều công ty đã ngưng đầu tư thêm.

Tháng trước, Đức đã đưa ra lý do "bất ổn chính trị khu vực" để giải thích cho việc cắt giảm nặng nề những dự đoán tăng trưởng kinh tế cho năm nay và năm sau.

Những khó khăn cuả Đức là những gánh nặng thêm cho hệ thống Eurozone, đồng tiền Euro đã phải chịu đựng sức nặng cuả nền kinh tế Âu châu quá nhiều.

Âu châu, Nga là khách hàng mua rất nhiều hàng hoá cuả khối Âu châu.

Nga đã trả đuã việc Âu châu cấm vận vào tháng 8 bằng việc cấm nhập khẩu trái cây, rau trái, thịt cá, sữa và các sản phẩm phụ từ Âu châu, ngay cả từ Mỹ, Úc và Canada.

Thật là tin xấu đối với những nhà xuất khẩu Âu châu đang xuất rất nhiều những Trái cây, cheese và thịt heocho Nga. Năm ngoái khoảng 10% xuất khẩu thực phẩm cuả Âu châu- cỡ 15 tỷ Đôla- là cho thị trường Nga, là thị trường tiêu thụ lớn thứ nhì cuả Âu châu.

Âu châu đã phải bỏ ra 156 triệu Đôla nhằm ổn định thị trường nông phẩm.

Các công ty năng lượng, đồng Rúp tơi tả cũng đồng thời chém mất một mảng lớn trong thu nhập cuả các công ty giao thương với Nga

BP, là công ty nắm giữ một phần lớn trong Rosneft (công ty dầu mỏ lớn nhất cuả Nga) là đối tượng bị ảnh hưởng cấm vận buôn bán cuả Mỹ. Cổ phiếu cuả công ty đã tụt 25% năm nay vì giá dầu rớt và lợi nhuận kém.

Total cuả Pháp, cũng đã xếp xó kế hoạch hoạt động tìm kiếm chung với Lukoil cuả Nga vì cấm vận, làm chắc chắn hụt đi những thu nhập tương lai cuả công ty. Những công ty khác như Exxon Mobil cũng có những liên hệ rất khắng khít vơí Nga, cũng cùng chung số phận.

Kỹ nghệ xe hơi, Nhà sản xuất khủng Ford cuả Mỹ, là một trong những công ty lớn nhất sản xuất xe ở Nga, đã thông báo sự yếu đi cuả đồng Rúp làm kém đi lợi nhận.

Volkswagen, đổ lỗi cho căng thẳng chính trị làm cho tình trạng buôn bán xe hụt mất 8% tại Nga trong tổng kết 6 tháng đầu năm tại đây. Chứng khoán cuả ngành sản xuất xe hơi Đức xuống hơn 12% năm nay.

Renault cuả Pháp, cũng không thoát khỏi, báo cáo rằng buôn bán ở Nga cũng bị thiệt hại, trong khi đó Peugeot và Citroen đã cho biết vào tháng 10 trước đây, sự giảm giá đồng Rúp cũng đồng thời gây thiệt hại cho công ty.

Nhà băng, Societé Generale's trong báo cáo ba tháng giữa năm cho biết thu nhập từ các chi nhánh Nga giảm 36%. Các nhà băng khác cũng cùng tình trạng như Dutch lender, Rabobank và Italy's Unicredit.

McDonal's, Adidas và những hãng khác, Tình trạng căng thẳng trong quan hệ Mỹ Nga được cho là lý do chính trong chiến dịch tảo thanh các chuỗi nhà hàng McDonal's trên toàn nước Nga, 12 nhà hàng đã bị bắt buộc đóng cửa và phạt tiền vì những lý do ất ơ như vi phạm vệ sinh phòng dịch. Mọi người đều đồn đoán là do những động thái chính trị!

Adidas, hãng giầy Đức đóng cửa bớt chuỗi cửa hàng và giảm bớt việc bành trướng buôn bán, Căng thẳng với Nga trong vùng làm giảm mức tiêu thụ cuả dân chúng, tiền Rúp mất giá cũng làm mất đi phần nào thu nhập cuả công ty. Adidas cắt giảm thu nhập trong báo cáo hàng năm 2014 bởi từ 20% tới 30% là một phần cũng bởi thị trường Nga!

Carlsberg, bia Đanmạch nổi tiếng cũng hai lần báo cáo hụt giảm trong thu nhập vì mức tiêu thụ chậm từ Nga

Coca Cola cũng không ngoại lệ, cũng thê thảm. Chứng khoán cuả Coca Cola HBC, công ty đóng chai và bán nước giải khát nội địa Nga, cũng rớt 32% năm nay.
 
http://money.cnn.com/2014/12/16/news/world/russia-collapse/index.html?iid=HP

Tiếng Việt, 42



Monday, December 15, 2014

Nga và vũ khí.

Tăng chi quốc phòng. Dec 15, 2014

Theo tường trình từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, năm qua các công ty quốc phòng Nga đã tăng doanh số mua bán vũ khí hơn 20%

Trong khi đó trên thế giới thị trường này đang bị giảm khoảng 2%, do yếu kém cuả các công ty Mỹ, là đơn vị nắm giữ hơn một nửa những mua bán vũ khí trên thị trường.

Nga đã và đang nâng cấp kỹ năng cho quân đội. Tổng thống Putin dự tính chi hơn 20 tỷ Rúp ($700 tỷ Đôla) nhằm hiện đại hoá quân đội vào năm 2015.

Trong hình, thị phần vũ khí thế giới. Mỹ là 55,9%. Nga là 7,9% thua Anh 11,1%.

Chương trình hiện đại hoá quân đội Nga vẫn tiến triển mặc dù khủng hoảng kinh tế đang bó buộc nước Nga phải thắt lưng buộc bụng vào tài khoá tới.

Quốc phòng và an ninh quốc gia là hai khu vực tránh được khỏi sự cắt giảm chi tiêu ít nhất là 5%. Chi tiêu quốc phòng đã được dự chi tăng khoảng 85% từ năm 2012 cho tới 2017.

Ngân qũy quốc phòng Nga ngày nay đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và China.

Sân bay với hàng trăm chiến đấu cơ, thiết kế mới cuả các chiến xa đang được tiến hành. nga đồng thời phát triển thế hệ mới hoả tiễn tầm xa, cũng đồng thời cần đến những thế hệ tân tiến hơn cuả tiềm thủy đĩnh dùng năng lượng hạch nhân, họ cũng đang tiến hành trên 8 chiến hạm mới, sẽ được bàn giao vào năm 2020.

Hai người mẫu Nga đang giới thiệu kẹp đạn đời mới cuả tiểu liên K.

Giao tình giữa Nga và phương Tây đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất kể từ thời chiến tranh lạnh, Mỹ và Âu châu đang áp dụng cấm vận nhắm vào các công ty Nga và những quan chức dính líu đến vụ Crimea cũng như tiếp tay cho nhóm chống đối ở đông Ukraine.

Tuy vậy, chiến cuộc ở Ukraine cũng đồng thời cung cấp cơ hội tăng buôn bán vũ khí cho Nga.

Cấm vận  thực ra cũng không làm khó nhiều cho các công ty quốc phòng Nga, vì họ có thị trường lớn cuả nội điạ và với những nước lớn như Ấn độ và China.

Nhưng cấm vận đã chặn đứng 3 tỷ hợp đồng, ít nhất là tại thời điểm này. Pháp quốc đã chính thức ngưng bàn giao hai chiếc chiến hạm kiểu Mistral cho Nga.

Dịch theo CNN, tiếng Việt 42.