Friday, March 21, 2014

Các kiểu chiến tranh.

Trade war, America Vs. China - Chiến tranh thương mại, Mỹ chọi với China

Gọi là đối thủ về quân sự thì không đúng, hai nước đã từ lâu cùng dấn sâu vào chính sách thương mại với sự nghi ngờ lẫn nhau. Có phải Mỹ và Trung Quốc đang trong một cuộc chiến tranh kinh tế?  

Nhiều người trong chính phủ Mỹ phàn nàn về việc chính phủ Trung Quốc "thao túng tiền tệ" tiếp tục bán đồng tiền của mình và mua Đô la Mỹ (thực chất là cố tình phá giá tiền tệ của họ để làm cho hàng xuất khẩu rẻ hơn và cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới). Trong cuộc vận động bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012, ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney thậm chí đã đi xa hơn khi tuyên bố ông sẽ chính thức liệt Trung Quốc vào tội thao túng tiền tệ và cho phép chính phủ áp đặt thuế đối với hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ -ngay vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống- nếu ông thắng cử. Đây có là một tuyên bố chiến tranh ? Nếu đúng vậy, China làm thế nào để trả đũa ? 

Không nghi ngờ gì, Trung Quốc và Mỹ dàn xếp các vấn đề thương mại với đối thoại ngoại giao chứ không phải là một cuộc tranh chấp pháp lý trước Tổ chức Thương mại Thế giới, nhưng vấn đề nóng này có khả năng làm rung chuyển nền kinh tế của cả hai nước, và có thể gây ra một cuộc xung đột lớn hơn nhiều ở đâu đó phiá sau.

Asia Pacific war, China Vs. the West - Chiến tranh TháiBìnhDương, China chống lại phương Tây.

Mấy tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố 'khu vực phòng không' trên một nhóm quần đảo tại Biển Đông, nơi  đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. 'Khu vực phòng không' bắt buộc tất cả các hãng máy bay phải cung cấp cho chính quyền Trung Quốc lộ trình bay trước khi vào không phận chỉ định. Với cả hai quốc gia đang tranh chấp các đảo, rõ là một hành động trắng trợn xâm lược cuả China! 

Các hòn đảo là tâm điểm của vấn đề tranh cãi rất nhạy cảm giữa Trung-Nhật, cộng với việc Nhật Bản hành xử tàn bạo trong cuộc chiếm đóng Trung Quốc 1937-1945 và người ta cũng đã biết rằng khu vực này có đủ dầu mỏ cung cấp nhiên liệu cho nền kinh tế Trung Quốc trong 45 năm tới.  

Cả hai quốc gia gần đây đã lên án hành vi khiêu khích của nước kia, tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm vùng biển Nhật Bản, tàu tuần tra Hải quân Nhật Bản xâm phạm vùng lãnh hải của Trung Quốc. Thêm vào sự nhạy cảm của vấn đề, là tổn thất cuả 20 triệu người Trung Quốc và 2 triệu người Nhật Bản đã chết trong những cuộc xung đột lịch sử.

Khía cạnh đáng chú ý cuả hầu hết các tranh chấp Thái Bình Dương là nó có khả năng ảnh hưởng đến toàn thế giới: 

- Một mặt, cuộc xung đột giữa hai cường quốc kinh tế lớn châu Á  có thể mang tai họa cho nền kinh tế toàn cầu.  

- Mặt khác, hiệp ước an ninh của Mỹ với Nhật Bản bảo đảm rằng Mỹ sẽ can thiệp nếu có chiến tranh, có nghĩa là Nga có thể sẽ nhảy vào giúp Trung Quốc.

 Military Conflict, Russia Vs. the West - Đụng độ quân sự, Nga chống với Tây phương.

Điều hấp dẫn nhất về tranh chấp hiện nay ở Ukraina là những tiếng vọng của quá khứ 'chiến tranh lạnh' đang ngày càng rõ. Cuộc xung đột bắt đầu khi Tổng thống Ukraina, dưới ảnh hưởng của Moscow, từ chối ký một thỏa thuận thương mại với EU. Cuộc biểu tình ủng hộ hội nhập EU của dân chúng Ukraina bùng lên và nhanh chóng biến thành bạo lực.  

Tổng thống Nga Putin tuyên bố đây là cuộc đảo chính lật đổ và xua quân chiếm bán đảo Crimea của Ukraina, chính phủ Mỹ lên án nó như là một "hành động đáng kinh ngạc của sự xâm lược". Điều càng làm trầm trọng vấn đề hơn nữa là nhiều người Ukraina chỉ cảm thấy mình giành được độc lập thực sự bởi việc liên kết với Liên minh châu Âu chứ không phải là liên kết với cựu Liên bang Sô viết.  
Trong mấy ngày qua, những người biểu tình từ Kiev hay từ Moscow đến, đã ném vào mặt nhau những câu đại loại "USA, hãy hỗ trợ chúng tôi" và bên kia thì "Nga ! Nga !" như trong những cuộc biểu tình trước đây trên lãnh thổ Ukraina và ngay cả trên bàn cờ chính trị quốc tế.  

Mong gì hơn nữa, đối với phương Tây đây có lẽ là xung đột về ý thức hệ và lịch sử bất ngờ nhất trong thời gian gần đây. Các cường quốc phương Tây đã đe dọa Nga với biện pháp trừng phạt kinh tế, đáp lại, Nga soạn thảo luật cho phép tịch thu tài sản Mỹ và châu Âu tại Nga, nếu lệnh trừng phạt được áp đặt. Cả công khai lẫn phía sau cánh cửa đóng kín, căng thẳng lên cao giống như trong kịch bản chiến tranh lạnh cổ điển. 

Nhưng hiện tại, Nga vẫn kiểm soát Crimea.

Hết, XâyXậpZì 03/2014.
 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.