Friday, July 28, 2017

Bắn tỉa

Bạn có biết, Carlos Hathcock với biệt danh là "Lông chim trắng" là người lính bắn tỉa rất nổi tiếng trong chiến tranh VN, nhưng anh ta chỉ đứng hạng tư về số lượng địch quân đã bị anh giết chết.

Đúng vậy, trong suốt cuộc chiến này Hathcock đã thua về số lượng, riêng mình Hathcock đã ghi nhận tiêu diệt 93 địch quân, vậy hãy coi ai là những người vượt hơn anh ta?

- Hạng 3, Eric R. England - xác nhận giết chết 98 địch quân.

Theo tài liệu của 'Hiệp hội Lịch sử Union' cho biết về Eric, rằng anh ta đã chỉ phục vụ tại chiến trường VN chỉ có 7 tháng.

Anh cũng có nhiều thành tích trong các cuộc thi đấu về bắn súng, kể cả đã từng thắng giải Leech Cup - là một trong những cuộc thi về bắn súng lâu đời nhất tại Hoa Kỳ.

Thành tích của England có thể là hơi mờ nhạt so với Hathcock. Bên cạnh một số bức ảnh được chụp trong ngày Chiến sỹ trận vong 2011 tại Union County/Georgia, có rất ít ảnh của huyền thoại này được công bố công khai.

- Hạng nhì: Chuck Mawhinney - xác nhận giết chết 103 địch

Theo một bài báo của Los Angeles Times năm 2000, Chuck Mawhinney là TQLC phục vụ từ năm 1967-1970, ông đã trải qua 16 tháng phục vụ tại Việt Nam. Sau khi rời khỏi Thủy quân lục chiến, ông làm việc tại Sở Lâm nghiệp Hoa Kỳ.

Tuổi thiếu niên Mawhinney đã dành thời gian nhiều cho săn bắn, lý do ông đã chọn Thủy quân lục chiến vì họ cho phép ông trì hoãn việc đăng lính cho đến sau mùa săn nai ở quê. Một số đơn vị tuyển lính TQLC tại các vùng quê đã áp dụng thời điểm tuyển dụng dễ dãi như thế!

Mawhinney cho biết rằng tất cả địch quân bị ông bắn chết đều có mang vũ khí, chỉ có một ngoại lệ: ông đã bắn chết một người chỉ huy quân đội Bắc Việt ở khoảng cách 800m khi mà người cán bộ đó không mang vũ khí trên người.

Hiện nay, Mawhinney đang diễn giải về những gì ông đã làm, nhằm tìm cách xua tan những ngộ nhận về những tay súng bắn tỉa trong tâm trí của mọi người.

- Hạng nhất: Adelbert Waldron - đã bắn chết 109 địch quân

Từ báo chí ta vẫn đọc, TQLC luôn được ca ngợi mọi vinh quang về lính bắn tỉa, nhưng bạn có biết rằng người bắn tỉa hàng đầu của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam không phải là một lính Thủy quân lục chiến mà là một lính bộ binh. Ông là lính Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ.

Waldron, năm 1953 đã phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ trong 12 năm trước khi trở về cuộc sống dân sự. Năm 1968, ông tái gia nhập quân đội. Theo mạng SniperCentral.com cho biết là Waldron đã phục vụ 16 tháng tại chiến trường Việt Nam. Waldron chủ yếu sử dụng súng bắn tỉa M21, là kiểu M14 nâng cấp.

Waldron đã được trao hai lần huy chương Service Cross. Ông cũng đã từng được trao 1 huy chương Bạc và 3 huy chương đồng tưởng thưởng cho thời gian phục vụ. Tuy nhiên, ông không bao giờ nói về nhiệm vụ của ông với các phương tiện truyền thông, ông mất năm 1995.
Ông nắm giữ kỷ lục về bắn tỉa của Mỹ cho đến khi Chris Kyle đạt được số 160 trong cuộc chiến chống khủng bố.

Vì vậy, khi nói đến những người bắn tỉa của Chiến tranh Việt Nam, huyền thoại "Lông chim Trắng" chỉ đứng ở vị trí thứ 4.

42 chuyển ngữ.






















Lần đầu đi kích.

Lam sơn rừng núi âm u
Ra đi chỉ nhớ cái mu bà Sồi.


Sau khi được đưa đến Trung tâm Huấn luyện Lam sơn, tôi và thằng Cư được biên chế vào đại đội 3/73. Trong đời có nhiều tao ngộ, tôi và thằng Cư là một, chúng tôi cùng nhau đi trình diện, cùng nằm trong danh sách đi TTHL Lam sơn, và giờ hai thằng cùng tiểu đội.

Ngày đầu tiên lên căn cứ Lam sơn, tôi và nó không có đồng dính túi, hai thằng đói vêu ra, tôi bàn với nó phải kiếm tiền. Đói ở đây là không có thức ăn vừa miệng, vì cơm nhà bàn thì thừa mứa, nhưng đồ ăn không ăn được và ít qúa.

Nó to con như bò mộng, nhưng nhát như gái mới lớn nên chỉ làm nhiệm vụ gác cho tôi hành động, tôi nhỏ con hơn nó nên chui lủi ngõ ngách dễ, bọn lính mới nhiều đứa con nhà giàu, chịu cảnh màn trời chiếu đất trong lính chưa quen nên nhiều đứa khi có chỗ đặt lưng xuống là ngủ như chết, tôi chôm nguyên bao quân trang, chuyển cho nó, thằng Cư rồi hai đứa mang bán lấy tiền xài (các chiến hữu tha thứ, đói quá)

Chỉ được vài lần khi mọi người còn trong tình trạng chưa ổn định, sau vài ngày bọn tôi lại đâu vào đó, đói vêu mõm. Thức ăn của nhà bàn quá ít và quá dở, tôi và nó không còn cách nào khác phải lột chiếc nhẫn 2 chỉ vàng mẹ nó đeo cho lúc đi trình diện, thằng mít ướt, vào câu lạc bộ bán chiếc nhẫn mà nó ngân ngấn nước mắt, chắc tiếc của!

Sau khi nhận đơn vị, súng ống đạn dược, bọn tôi ngay tức khắc được lính cơ hữu dẫn đi kích đêm, là dẫn trung đội chúng tôi 30 thằng lính trẻ chưa lần bắn súng, đi phục kích đêm chung quanh căn cứ Lam sơn. Lúc này giữa năm 1973 tình hình an ninh đã rất tệ, bọn vc khắp nơi quấy quả.

Hí hí, đến điểm phục kích không biết do ai yêu cầu, hay trước giờ như thế, bọn tôi thấy thấp thoáng bóng cô gái trẻ, tay ôm tấm poncho lính mang trải gần đó, bọn lính truyền tai nhau, gái, híhí

Bọn tôi, từng đứa xếp hàng, bóng tối trùm cả khu rừng chồi, chỉ thấy mờ mờ thân hình cô gái trắng trên nền poncho đen, từng đứa một cởi quần nhấp nhổm, bọn lính trẻ chúng tôi chắc chỉ cần nhìn gái cởi đồ là đủ xuất, riêng tôi là lần đầu, sau này hỏi nhiều đứa cũng thế.

Gần đến phiên tôi, chợt cô gái đứng lên chạy ra xa xa rồi ngồi nhún nhún, chắc đầy quá cô cổ phải nhún cho ra bớt, nhún vài cái xong cô lại cứ thế tồng ngồng chạy vào chỗ poncho nằm xuống, hàng lính trẻ bọn tôi lại từ từ tiến... Rồi mọi chuyện cũng xong trong nhấp nháy, tôi thậm chí còn chưa hiểu chuyện gì sảy ra thì xong mẹ!

Đấy, lần đầu đi kích, hí hí

TB: Quên, bà Sồi là người gốc Hoa, chủ câu lạc bộ trong TTHL Lam sơn, bà này to như cái thùng tônô, bọn lính nào qua Lam sơn đều biết bà ý với trí tưởng tượng bọn trai mới lớn, đoán theo hình dạng bà nên có câu này: Mu bà Sồi, hí hí
42,