Sunday, February 23, 2014

Tượng đài Lênin ở Mỹ.

Lenin Statue at Fremont, Seattle USA.

"Lenin sinh ở nước Nga.
Sao ông đứng giữa vườn hoa nước này."

Du khách đi qua Fremont luôn tự hỏi sao lại có tượng Lenin đứng sừng sững ở đây, một người mà khi nhắc tới ai cũng nhĩ đến Cộng sản, là cha đẻ cuả cựu Liên bang xô viết, ông này làm gì mà đứng giữa trời xứ Fremont?

Như tất cả những điều kỳ quặc xảy ra ở Fremont, có cả một câu chuyện về bức tượng này.


Vào khoảng cuối 1970, một nghệ sỹ điêu khắc Bungary tên Emil Venkov đã được mướn đúc tượng của Lenin bằng đồng, Venkov vốn dĩ là một nghệ sỹ nổi danh vùng Âu châu và Mỹ. Hoàn toàn khác với những kiểu thiết kế tượng đài Lenin cũ -thay vì những kiểu tượng Lenin cũ xây dựng hình tượng  và mô tả ông cầm sách hay vẫy mũ như thường thường ta thấy đã được tạc như vậy- nghệ sỹ Venkov đã đặt hình tượng Lenin vào trong một phối cảnh mà vây chung quanh Lenin là súng và lửa bùng cháy. Venkov đã thành công với ý tưởng cuả mình khi mô tả Lenin là một tên chủ trương làm cách mạng bạo tàn, chứ ông ta không phải là nhà lý thuyết gia và trí thức như thường được mô tả. Bức tượng này đã được đặt ở Porad, Czech vào năm 1988 nơi mà nó đã được đứng đó ngạo nghễ chừng hơn một năm.

Rồi năm 1989, cơn gió cách mạng thổi tới, cộng sản bị lật đổ, đất nước đổi tên thành Slovakia và bức tượng Lenin này đã bị kéo xuống vất vào khu đồng nát để đó rỉ sét với thời gian. Cùng thời điểm này, một người nghệ sỹ khác tên Lewis Carpenter có cái duyên kỳ ngộ là ông đang dạy học tại đúng ở Porad và biết về bức tượng này, ông Lewis biết nhiều về tài năng và những công trình của Venkov, ông thích bức tượng Lenin. Nhưng điều mà Lewis thích hơn nữa là giá cuả chính đống đồng nát này, giá của nó chỉ có 13,000$ Dollars, bức tượng được bán với giá cuả một cục đồng phế thải. Ông đã mua và chuyển bức tượng về khu nhà của ông ở Issaquah, Washington tại Mỹ tốn hết 28,000$ tiền vận chuyển, với ý định chưa rõ ràng là để trưng bày hay bán sắt vụn cho bọn đồng nát.

Điều bất ngờ là Lewis bị tai nạn xe hơi chết chỉ một thời gian ngắn sau khi về Mỹ, gia đình của ông đã không biết phải làm gì với cục tượng đồng nặng tới 30 tấn này. Một điều chắc chắn là ở Mỹ, bạn sẽ không thể bán được nhà cuả mình với một cái tượng đồng bự chảng hàng chục tấn nằm ngay trong sân phía trước nhà!

Gia đình Lewis liên lạc với Peter Bevis, một chủ hãng đúc đồ đồng tại Fremont, ông ta hứa sẽ giúp bán và di chuyển cái tượng ra khỏi Issaquah. Bức tượng đã được dời từ Issaquah tới bãi đậu xe tại góc đường số 34 và Evanston, ngay kế hãng nệm giường Imperial. Cho đến giờ, mọi người đều không hiểu nổi cơ duyên nào hay vì lý do nào mà tượng Lenin lại được chở đến và bỏ đấy đứng sừng sững tại Fremont. Nói cho cùng, dầu gì đi nữa thì Fremont đã được mệnh danh là nơi quái đản và kỳ quặc thì cách hay nhất để mô tả về nó là nhìn thấy hình ảnh cuả Lenin ở đây!

Thời mới đặt, tượng Lenin được cho nhìn về phiá con kênh Washington, nhưng xéo về góc vai phải bức tượng là hình một phi đạn thời chiến tranh lạnh gắn trên tường một căn building. Hình chiếc phi đạn đó được dùng để tô điểm cho tiệm bán đồ quân dụng ở Seattle, nhưng nó đã được gỡ bỏ rồi. Vài người nghệ sỹ trong vùng đã cùng nhau vẽ lại hình chiếc phi đạn thêm thắt vài bóng đèn Neon và họ đã hoàn thành một biểu tượng cuả một thời là vũ khí chiến tranh, nhằm minh họa thêm vào với bức tượng, đúng kiểu nghịch ngợm cuả dân cư ở Fremont!

Cái tượng đài đã không bao giờ tìm được người mua nó, vài năm trước Tượng Lenin đã được chuyển xuống con đường dưới và giờ đây tượng của ông có thể nhìn thấy đang chơ vơ tại góc đường số 36 và Evanston North (600 N 36th, Seattle, WA 98103). Phòng thương mãi cuả Fremont đang cố tìm kiếm nguồn tiền để có thể chi phí cho việc tìm mua một chỗ cố định nào đó để đặt tượng Lenin ở Fremont.

Có một sự thật không ai có thể quên về bản thân Lenin đó là người đại diện cho một thể chế khắc nghiệt, khập khiễng và khủng bố đã giết hại hàng triệu người. Thật ra có rất nhiều người đáng được dựng tượng hơn ông ta, nhưng trớ trêu thay Lenin lại tình cờ có mặt ở Fremont, đây thật là một chứng minh hùng hồn rằng nghệ thuật có thể phi chính trị -nếu thật nghệ thuật là cách biểu lộ cảm xúc cuả mỗi người chúng ta- trường hợp bức tuợng này có thể là một!

Hàng ngày, mỗi du khách khi đi ngang qua tượng Lenin có thể tự mình nhìn thấy, có những ngày ánh sáng chiếu vào như tôn vinh bức tượng, nhưng cũng có lúc hiệu ứng ánh sáng chiếu vào làm nó chỉ như cái tượng một chú hề với cái mũi đỏ, tựu chung đó chỉ là những chuyện thường ngày ở Fremont, nơi mà cư dân tại đây luôn tự nhận Fremont là trung tâm của vũ trụ.

42, tổng hợp từ Arfarfarf.com


Thursday, February 20, 2014

Gái Việt, trăm năm trước.

 

Gái Mỹ Tho

Gái Hà Nội

Gái Hải Phòng

Gái Sài Gòn

Gái Tàu

Gái Sài Gòn

Gái Hà Nội, răng đen mỏ quạ.

Gái nhà chài, hehe cái lưng cái cổ...

Gái Huế, ngậm thuốc Cẩm Lệ.

Gái Mường, nhà giầu

Gái Mèo.

Gái Mèo, Lào Cay.

Gái Thượng miền Trung.

Gái Mèo-đen ở Chapa (Sapa?)

Gái Thượng ở gần Sài Gòn.

Gái Thượng ở Biên Hoà.

Gái Thượng ở núi Bà Rá.

Nữ nghệ sỹ người Tàu.

Gái Tàu với chân bị bó, chụp ở Hà Nội.

Gái Hà Nội.